Light’s Way of Thinking 03: Mẹo chống bí – Creatips
Light’s Way of Thinking là chuỗi series các Light Chaser ghi lại những kiến thức giá trị trong ngành sáng tạo quảng cáo, được chia sẻ bởi các chuyên gia đầu ngành.
Đến với buổi thứ 3 trong chuỗi series Workshop độc quyền cùng Aurora, hãy cùng các Light Chaser nghe anh Đốc Tờ Ti chia sẻ về các mẹo chống bí được tích lũy trong 20 năm hành nghề sáng tạo nhé!
Quy trình sáng tạo
Trong quy trình sáng tạo, nếu Big Idea cùng các hoạt động trong chiến dịch nằm ở bước tạo một câu chuyện truyền thông, thì các mẹo chống bí sẽ là công cụ giúp bạn kể chuyện sao cho hấp dẫn và thu hút đối tượng mục tiêu.
6 chiều kích sáng tạo
1. Nhìn thấy sự khác biệt
Bạn hãy cố gắng nhìn mọi việc theo một cách khác biệt, khác thường, thậm chí là ngược đời. Từ cách tiếp cận riêng biệt, việc tạo nội dung sẽ trở nên đơn giản, độc đáo hơn.
2. Tìm kiếm sự liên quan
Mẹo sáng tạo thứ 2 chính là tìm sự liên quan, kết nối thú vị giữa insight của Target Audience, điều mà brand có thể cung cấp và những sự kiện, sự vật hay bất cứ điều gì đang diễn ra trong xã hội.
3. Hiệu ứng Domino
Hiệu ứng Domino chính là cách kể chuyện sử dụng chất liệu từ các sự việc khác nhau để xâu chuỗi, truyền tải thông điệp chính.
Mẹo sáng tạo này giống như cách bạn viết kịch bản cho một bộ phim ngắn, cần có các phần “mở – thân – kết”. Điều quan trọng nhất là người sáng tạo phải làm sao để khán giả không đoán được những diễn biến tiếp theo sau mỗi tình tiết, hành động trong câu chuyện. Và hệt như cách các nhà làm phim đại tài truyền tải thông điệp của họ trên màn ảnh, bạn hoàn toàn có thể kể ngược, kể xuôi, sắp xếp, cài cắm, phá cách để tạo nên câu chuyện độc đáo của riêng mình.
4. Before & After
Một kiểu nội dung mà người làm sáng tạo thường sử dụng để thể hiện tác dụng của sản phẩm là cho người xem thấy hình ảnh/ viễn cảnh của họ trước và sau khi dùng sản phẩm.
5. Thắt nút & mở nút
Để lôi kéo sự chú ý của người xem, cách tốt nhất là tạo nên những nút thắt bất ngờ và cách giải quyết (mở nút) độc đáo.
6. So sánh/ cường điệu
Phóng đại là một mẹo sáng tạo khá độc đáo cùng nhiều hình thức mà bạn có thể áp dụng cho sản phẩm của mình: phóng đại lợi ích của sản phẩm dịch vụ đem lại cho người dùng, phóng đại khó khăn, pain point của người dùng,…
Ví dụ: Một quảng cáo nước cọ toilet Vim đã kể câu chuyện về người mẹ dùng nước cọ kém chất lượng, và phóng đại tình huống đó khiến người mẹ cảm thấy cô ấy cọ lâu đến nỗi như bị cầm tù trong phòng vệ sinh. Từ đó, truyền tải thông điệp hãy sử dụng Vim để “Cleans the tough stuff. Easily.” (Dễ dàng rửa sạch các vết bẩn cứng đầu)
Các dạng quảng cáo thường gặp
1. “Chế” để tạo content
Đối với các dạng content “chế”, bạn sẽ cần đảm bảo mối liên kết giữa nội dung đang là xu hướng và định vị của thương hiệu. Làm sao để quảng cáo không chỉ hay, kích thích người dùng tương tác mà vẫn khiến người đọc nghĩ tới sản phẩm, dịch vụ, thông điệp,… của thương hiệu.
Ví dụ: Chế lại phim Mission Impossible – thay diễn viên trẻ bằng người già đóng để quảng cáo cho dịch vụ streaming phim của Canal “Don’t wait for movie to get old”
2. Vấn đề & giải pháp
Để đặt vấn đề đúng, người làm sáng tạo cần nghiên cứu, đặt mình vào nhiều góc độ để thấu hiểu insight của người tiêu dùng. Khi đặt vấn đề đúng, bạn có thể áp dụng các công thức cường điệu hoá, hài hước, bi kịch hóa… để vấn đề trở nên thú vị hơn và khéo léo đưa ra giải pháp chính là sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Ví dụ: lấy con người làm hình tượng tượng trưng cho đĩa CD bị xước để quảng cáo đầu đọc đĩa Soken của Thái với thông điệp không còn lo đĩa bị vấp.
3. Ẩn dụ
Phép ẩn dụ có thể được thể hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau: chơi chữ, chơi nghĩa, hình ảnh hóa,… Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết của công thức sáng tạo này là người dùng phải hiểu được ẩn ý của người làm sáng tạo.
4. Demo
Demo chính là một cách thể hiện, hình ảnh hóa những tính năng của sản phẩm. Ta có thể nhìn thấy dạng quảng cáo này rất nhiều trên Youtube, TV, người làm sáng tạo hình ảnh hóa những lúa mỳ, chất dinh dưỡng có trong sữa.
5. Sử dụng bài hát
Sử dụng âm nhạc để kể câu chuyện của mình cũng là một hình thức quảng cáo được các thương hiệu, nhà làm sáng tạo ưa chuộng, đặc biệt là trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Trung thu, Giáng sinh,….
Tổng kết
Tổng kết lại buổi Workshop cùng anh Đốc Tờ Ti, chúng mình tóm gọn lại được các ý chính mà bạn đọc có thể “bỏ túi” trong hành trang sáng tạo:
Khi viết slogan, người làm sáng tạo nên dùng văn nói để gần gũi và có sức “chạm” hơn, không nên dùng từ ngữ hoa mỹ.
Điều làm cho idea thành công chính là sự khác biệt: khoảnh khắc người sáng tạo sẽ cần tìm được cây cầu kết nối giữa offer của brand và insight của khách hàng.
👉🏻 Sẽ còn rất nhiều các buổi đào tạo chuyên môn, cũng như workshop độc quyền nhà Au trong các tháng tới, bạn đọc hãy cùng theo dõi các số tiếp theo trên fanpage & website của Aurora nha!
Kỳ 01: Học cách kể chuyện cùng anh Đốc Tờ Ti – Tại đây
Kỳ 02: Muôn cách hiểu mới về Big idea – Tại đây