Au Notebook

Au Notebook: Khám phá Hoạt động Bán hàng F&B trên Kênh Online

Bạn muốn tiếp cận nhiều khách hàng hơn, tăng trưởng doanh thu và mở rộng thị phần? 

Bạn đã thử kinh doanh trực tuyến giống các đối thủ cạnh tranh nhưng không đạt thành công như mong đợi? 

Trong thời đại bình thường mới, khi đại dịch Covid 19 tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen tiêu dùng, khách hàng có xu hướng lựa chọn đặt hàng trực tuyến nhiều hơn, nhất là trong lĩnh vực ẩm thực. Song song với đó là sự phát triển chóng mặt của loạt ứng dụng giao hàng Grab, Shopeefood, Baemin,… khiến cho các chủ doanh nghiệp F&B đau đầu tìm cách theo kịp xu hướng, cân đối chi phí cũng như đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.

Vậy, làm thế nào để các chủ doanh nghiệp F&B thấu hiểu người dùng và có các giải pháp sáng tạo nhằm gắn kết, khắc sâu hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng?

👉🏻 Hãy cùng khám phá sơ bộ các xu hướng trong bài viết dưới đây!

👉🏻 Xem chi tiết phân tích case study và các đề xuất sáng tạo nhấn vào đây!

Tiềm năng phát triển thị trường F&B

  • Bạn có biết, Việt Nam là nằm trong top 3 nước ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong thị trường giao đồ ăn? Theo báo cáo Food Delivery Platforms in Southeast Asia, thị trường giao nhận đồ ăn ở Việt Nam đứng top 3 tăng trưởng mạnh mẽ, và đã đạt được giá trị lên tới 1,1 tỷ đô trong năm 2022, tăng 37,5% so với năm 2021.
  • Đặc biệt hơn, trong thị trường tiềm năng này, ứng dụng giao hàng của bên thứ ba chiếm tới 72%, gấp đến 5-6 lần so với các phương thức đặt hàng khác. (Đặt qua mạng xã hội, đặt qua điện thoại và qua ứng dụng của cửa hàng)

Xu hướng nhà hàng thịnh hành 

  • Đại dịch Covid đã làm xuất hiện những xu hướng nhà hàng hoàn toàn chưa từng có trước đây. Trong đó, 02 xu hướng phổ biến nhất có thể kể đến như: cloud kitchen (nhà hàng ảo do không sở hữu bất kỳ cơ sở vật lý nào như mặt bằng kinh doanh mà hoạt động hoàn toàn dựa vào sự hợp tác với bên thứ ba hoặc dịch vụ đặt hàng trực tuyến) và semi-finished product (các hình thức cung cấp những nguyên liệu đã được sơ chế và chuẩn bị trước giúp khách hàng có thể tự hoàn thiện món ăn tại nhà, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chất lượng món ăn).
  • Đi cùng với các xu hướng nhà hàng là xu thế 8/2, hay còn gọi là xu thế phân chia tỷ lệ doanh thu. Theo báo cáo về các thương hiệu F&B trong ngành hàng, thông thường 80% lượng đơn đến từ các ứng dụng giao đồ ăn như Grab, Shopee,… và 20% còn lại đến từ hệ thống tự vận hành như hotline, inbox và tự giao vận qua AhaMove, GrabExpress. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về chi phí dịch vụ khiến các chủ doanh nghiệp nỗ lực cải thiện tỷ lệ lên 7/3, thậm chí là 6/4 tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên.

Đối tượng tiềm năng của các thương hiệu F&B

  • Đối tượng gia đình trẻ: #FamilySavers – Theo báo cáo “Vietnam’s Beverage Consumption 2022”, có đến 72% người dùng giao đồ ăn tại Việt Nam là các gia đình có con nhỏ; 7 lần là số lần tối thiểu họ đặt đồ ăn mỗi tháng. Theo đó, mối quan tâm của các đối tượng này khi đặt hàng là các thương hiệu ưu tiên trải nghiệm tối ưu cho gia đình, tiết kiệm khoản chi phí khi đặt đồ ăn, thức uống và chất lượng, nguồn gốc đảm bảo an toàn vệ sinh của nguyên liệu.
  • Đối tượng gen Z: #SocialFoodies – Theo sau đối tượng gia đình là các bạn trẻ gen Z, nhóm khách hàng chiếm 1/3 dân số trong độ tuổi lao động. Theo báo cáo “Vietnam’s Beverage Consumption 2022”, có đến 70% người dùng gen Z có khả năng tác động tới các quyết định mua sắm của cả gia đình; 3 ngày/ lần là tần suất gen Z đặt thức uống về nhà hoặc công ty. Gen Z là những bạn trẻ năng động, luôn muốn có sự chủ động trong cả việc đặt menu, món ăn theo ý thích, cũng như chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các xu hướng từ mạng xã hội.

04 xu hướng tiêu dùng nổi bật trong ngành F&B Online 

Xu hướng 01: Người dùng Việt thích trải nghiệm ẩm thực ngay tại nhà & điều chỉnh món ăn theo ý muốn

Xu hướng 02: Ưa chuộng thực phẩm và các món ăn lành mạnh

Xu hướng 03: Các món ăn vặt ngoài giờ cao điểm tăng mạnh do trở lại với cuộc sống công sở

  • Nhờ sự trở lại của các văn phòng làm việc sau dịch, người dùng có xu hướng đặt đồ ăn nhẹ trong giờ làm
  • Họ coi đồ ăn nhẹ như món ăn giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng
  • 60% người dùng có xu hướng đặt đồ ăn nhẹ theo nhóm (bạn bè, đồng nghiệp, gia đình)

Xu hướng 04: FREESHIP là ưu đãi quốc dân, dù có phải đặt thêm món ăn kèm

  • Theo khảo sát tại Việt Nam của i-Buzz Asia, 70% người dùng thích giao hàng miễn phí & gần 60% tìm kiếm mã khuyến mãi
  • Mức giá người dùng sẵn sàng mua thêm: 7.000 VND
  • Món ăn kèm hay được mua: Đồ ăn vặt, Tráng miệng, Thức uống

04 thách thức khi bán hàng Online

Hành trình tiếp cận khách hàng của các thương hiệu F&B 

Tương ứng với các xu hướng tiêu dùng đa dạng, các thương hiệu cũng dựa trên hành trình trải nghiệm của khách hàng để xây dựng những điểm chạm tối ưu nhất.

Cụ thể từng thương hiệu F&B thành công tiếp cận khách hàng & gợi ý giải pháp cho chủ doanh nghiệp

👉🏻 Hãy cùng Aurora khám phá trong báo cáo “Hoạt động bán hàng ngành F&B trên kênh Online” tại đây!

Bạn đã sẵn sàng sở hữu những ý tưởng truyền thông sáng tạo và độc đáo cho thương hiệu F&B của mình? Liên hệ với Aurora ngay tại hòm thư: hello@auroravietnam.co nhé!

Và đừng quên đón đọc các số báo cáo tiếp theo bằng cách nhấn follow trên fanpage và website của Aurora!